Skip to content

Bảo tồn và phát triển bền vững biển ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia biển với gần 50% dân số sinh sống ở vùng duyên hải, 28 tỉnh, thành ven biển, kinh tế biển đóng góp 60% tổng GDP. Các chủ truơng chính sách lớn về biển và phát triển bền vững kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành. Năm 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành “Chiến lược biển Việt Nam”. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ông Trần Tuấn AnhTrưởng ban Kinh tế Trung ương

16 Khu bảo tồn biển
trên cả nước

Đến nay, cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 11 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Hòn Cau, Bạch Long Vĩ, VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo, VQG Núi Chúa, VQG Bái Tử Long, VQG Mũi Cà Mau. Năm Khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch là: Hòn Mê, Hải Vân-Sơn Trà, Phú Quý, Nam Yết, Cô Tô, Đảo Trần

Bảo tồn thiên nhiên biển
là nhiệm vụ trọng tâm

Để thực sự đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, giàu từ biển, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.

Đồng hành phát triển
kinh tế biển xanh

Kinh tế biển xanh được xác định là nền tảng cho sự phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030. Trong đó mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển trở thành nội dung quan trọng của kinh tế biển xanh.


Mạng lưới Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam

“Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.“

Năm 2010 theo kế hoạch thì Chính phủ đã ban hành quy định là Quyết định 742 thành lập 16 khu bảo tồn biển (MPA) như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Tới thời điểm này (2017), theo quyết định này được ban bố thì đã có 8 trên tổng số 16 khu bảo tồn chính thức hoạt động, bao gồm: Cát Bà, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo và Phú Quốc. Ngoài ra còn có hai di sản thế giới là Bái Tử Long và Hạ Long…

Nhận dạng các loài thủy sản nguy cấp

Theo dự thảo mới được Bộ NN&PTNT đưa vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm I gồm: Các loài thủy sản ở tình trạng đặc biệt nguy cấp, có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế ở tình trạng nguy cơ tuyệt chủng cao; chỉ được khai thác để bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu và hợp tác quốc tế. Nhóm II gồm: các loài thủy sản ở tình trạng sẽ nguy cấp, có giá trị cao về khoa học; kinh tế nhưng có nguy cơ đang bị suy giảm số lượng trong tự nhiên; được phép khai thác có điều kiện.

Phóng sự bảo vệ rùa biển tại Côn Đảo

Nâng cao nhận thức về bảo vệ Khu bảo tồn biển

Viêc phát triển nền kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đã và đang trở thành những khu vực phát triển tốc độ cao, xu hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển đã được nhiều địa phương triển khai hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Tuy nhiên cũng cần kết hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững dù vẫn còn nhiều bất cập nên cần có những biện pháp để giải quyết theo hướng lâu dài.


Diễn đàn tuyên truyền về bảo tồn biển phát sóng
trên Đài tiếng nói Việt Nam

Ô.Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Tiến ra biển, làm giàu từ biển và khai thác các nguồn tài nguyên từ biển là xu hướng chung của các nước có biển trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện nguồn lợi thủy sản dần trở nên đáng báo động, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Để bảo đảm tính bền vững của các vùng biển và các ngành kinh tế biển dựa vào nguồn lợi tự nhiên, các khu bảo tồn biển được xem là một công cụ quản lý hữu hiệu. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 742 thành lập 16 khu bảo tồn biển (MPA) như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, theo các chuyên gia, nhà khoa học, các khu bảo tồn biển ở nước ta vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Để hiểu rõ hơn nội dung này, chương trình chuyên gia của bạn có chủ đề: Giải pháp nào quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển với sự tham gia của ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục thuỷ sản, Bộ NN&PTNT. – nguồn: Đài tiếng nói truyền hình Việt Nam.

(Ảnh phải) Ô.Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản
(Ảnh trái) PGS – TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam

Thời gian qua, công tác bảo tồn biển đã đạt được những kết quả quan trọng song đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, nước ta mới chỉ thành lập được 11 trên tổng số 16 khu bảo tồn biển theo quy hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiện tài nguyên biển cũng dần trở nên đáng báo động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Cần nhìn nhận thực trạng này như thế nào và cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có chủ đề: “Cấp bách bảo tồn biển cho phát triển kinh tế biển xanh”. – nguồn: Đài tiếng nói truyền hình Việt Nam.


Phóng sự tuyên truyền về bảo tồn biển trên Đài tiếng nói Việt Nam

Thực thi Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012: Vì vùng biển xanh, hòa bình và phát triển (16/11/2022)

– Thực thi Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012: Vì vùng biển xanh, hòa bình và phát triển.
– Những người lính vùng 4 Hải quân vững vàng nơi đầu sóng
– Quảng Ngãi: Hiệu quả từ việc bảo tồn biển Lý Sơn
( – nguồn: Đài tiếng nói truyền hình Việt Nam)

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn biển.

– Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn biển
– Vươn khơi bám biển là nội dung: Cần nâng cao nhận thức của ngư dân về ghi chép nhật ký thủy sản
( – nguồn: Đài tiếng nói truyền hình Việt Nam)

Hình ảnh hoạt động



Trang thông tin điện tử Bảo tồn biển Việt Nam

– Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm ngư
– Cơ quan quản lý trang tin điện tử: Cục Kiểm ngư (Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) – Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
– Chịu trách nhiệm: Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
– Tel:  +84 4 6683 2408; – Fax: +84.4.3724.5410   –  Email: ficen@mard.gov.vn
– Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet số 264/GP-TTĐT, cấp ngày 15/12/2010
– Khi sử dụng thông tin trên trang web này, đề nghị ghi rõ nguồn  www.fistenet.gov.vn  hoặc  www.tongcucthuysan.gov.vn

Video & thư viện ảnh