Skip to content

Khu bảo tồn biển Hòn Cau – Bình thuận

Khu bảo tồn biển Hòn Cau bao gồm phần đảo Hòn Cau và vùng biển bao quanh thuộc địa giới hành chính huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh “Thắng cảnh Hòn Cau”.


  1. Tên KBTB: Khu bảo tồn biển Hòn Cau
  2. Quyết định thành lập: Khu bảo tồn biển Hòn Cau được thành lập theo Quyết định 2606/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
  3. Đối tượng bảo tồn: Rùa biển, sinh cảnh thủy sinh.

Tổng diện tích KBTB (diện tích biển): 12.360 ha. (Hiện nay, Hòn Cau đang thực hiện việc mở rộng, khi nào xong sẽ bổ sung sau (theo Đề án mở rộng là 16.467,5 ha).

Bản đồ phân vùng khu vực đảo Hòn Cau
  • Đoạn viết ngắn giới thiệu về KBTB:

Khu bảo tồn biển Hòn Cau bao gồm phần đảo Hòn Cau và vùng biển bao quanh thuộc địa giới hành chính huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh “Thắng cảnh Hòn Cau”.

Đảo Hòn Cau vị thế nằm giữa biển khơi, cách đất liền khoảng 05 hải lý, Đảo Hòn Cau có nhiều cảnh quan hoang sơ, độc đáo, được xem là Vương quốc đá với những khối đá lớn nhỏ kiến tạo nhiều hình dáng khác nhau làm nên nét đẹp đặc trưng hiếm nơi nào có được. Cùng với thảm thực vật hết sức phong phú gồm nhiều loại cây dại, cây bụi nở hoa quanh năm, Hòn Cau sẽ là một không gian đầy thơ mộng rất phù hợp cho loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu thiên nhiên. Theo khảo sát của Viện sinh thái học Miền Nam trên đảo có khoảng 06 loài thực vật bị đe dọa trong Sách đỏ Việt Nam và theo Danh mục đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế – IUCN, đặc biệt đây là một trong những nơi hiếm hoi trên mảnh đất chữ S có rùa biển sinh sản.

Vẻ đẹp đảo Hòn Cau

Vùng biển Hòn Cau là một trong những nơi được Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam ghi nhận có hiện tượng nước trồi, đó là sự hội tụ đầy đủ các tác động của gió mùa, chế độ dòng chảy, địa hình bờ và đáy biển, sự phân tầng nước biển vậy nên nơi đây được xem như là ngư trường lớn của tỉnh có sản lượng hải sản nhiều và chất lượng cao. Trong những năm trở lại đây, Hòn Cau nổi lên như một điểm đến mới đầy tiềm năng của du lịch tỉnh Bình Thuận. Lượng khách đến với đảo ngày một tăng mạnh, các loại hình dịch vụ du lịch cũng phát triển theo. Các hoạt động du lịch nói chung và của du khách nói riêng khi đến với Khu bảo tồn biển Hòn Cau phải gắn với tiêu chí “Không rác thải, không bao ny-lon”.

     

BẠN CÓ BIẾT?

Các khu bảo tồn biển sở hữu gần 70.000 ha rạn san hô, 20.000 ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn; phần lớn các bãi giống, bãi đẻ và nơi cư trú của các loài thủy sản kinh tế và gần 100 loài đặc hữu và nguy cấp.
(- theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam)

Hệ thống các khu bảo tồn biển chiếm diện tích khoảng 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam.

Trang thông tin điện tử Bảo tồn biển Việt Nam

– Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm ngư
– Cơ quan quản lý trang tin điện tử: Cục Kiểm ngư (Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) – Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
– Chịu trách nhiệm: Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
– Tel:  +84 4 6683 2408; – Fax: +84.4.3724.5410   –  Email: ficen@mard.gov.vn
– Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet số 264/GP-TTĐT, cấp ngày 15/12/2010
– Khi sử dụng thông tin trên trang web này, đề nghị ghi rõ nguồn  www.fistenet.gov.vn  hoặc  www.tongcucthuysan.gov.vn

Video & thư viện ảnh