Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân làm 2 nhóm: nhóm I (126 loài) và nhóm II (60 loài).
– Luật 18/2017/QH14 Thủy sản
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (Luật Thủy sản, 2017).




Tiêu chí để xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?
Theo quy định tại điều Điều 7, Nghị định 26/2019/NĐ-CP: Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ tuyệt chủng
Theo Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
(gọi tắt là Danh lục đỏ IUCN)
Danh lục đỏ IUCN cung cấp các thông tin về vị trí phân loại, tình trạng bảo tồn và sự phân bố của các taxon động vật và thực vật đã được các chuyên gia xem xét đánh giá. Hệ thống các bậc và các tiêu chí đánh giá đã được thiết kế để xác định một cách tương đối chính xác nguy cơ tuyệt chủng của các taxon.
Các mức nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu được Danh lục đỏ IUCN năm 2008 xếp hạng như sau:
– EX: Mức đã tuyệt chủng không còn cá thể nào tồn tại
– EW: Mức tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– CR: Mức rất nguy cấp theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– EN: Mức nguy cấp theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– VU: Mức sẽ nguy cấp theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– NT: Mức gần nguy cấp theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– LC: Mức ít lo ngại theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– DD: Mức thiếu dẫn liệu theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN.
– NE: Mức không đánh theo phân loại về nguy cơ đe dọa tuyệt chủng loài của IUCN

Theo Sách Đỏ Việt Nam
(Phiên bản 2.2, 1994 của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN)
Các tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của các loài, các thứ hạng về mức độ đe dọa tuyệt chủng của sinh vật hoang dã:
Tiêu chuẩn Thứ hạng | Nguy cơ tuyệt chủng | (A) Suy giảm số lượng quần thể/10 năm | (B) Khu vực phân bố/nơi cư trú (km2) | (C) Số cá thể trong quần thể |
Tuyệt chủng-EX | Không còn cá thể nào tồn tại | – | – | – |
Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên-EW | Chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt | – | – | – |
Rất nguy cấp-CR | Cực kỳ lớn | ≥80% | <100/10 | <250 |
Nguy cấp-EN | Rất lớn | ≥50% | <5000/500 | <2500 |
Sẽ nguy cấp-VU | Lớn | ≥20% | <20.000/2000 | <10.000 |
Nơi cư trú: Vị trí, địa điểm cư trú của một quần thể trong vùng phân bố địa lý hay nơi sống của loài.
Khu vực phân bố: Là vùng mà trên đó một loài chiếm cứ (có sự xuất hiện của loài).
Các mức độ đe dọa tuyệt chủng được hiểu như sau: (theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007)
– Tuyệt chủng (Extinct-EX): một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết.
– Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Extinct in the wild-EW): một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.
– Rất nguy cấp (Critically endangered-CR): một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt.
– Nguy cấp (Endangered-EN): một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần.
– Sẽ nguy cấp (Vulnerable-VU): một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần.

Danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm 1 (126 loài)
Các loài thủy sản ở tình trạng đặc biệt nguy cấp, có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế ở tình trạng nguy cơ tuyệt chủng cao; chỉ được khai thác để bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu và hợp tác quốc tế.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP

DANH SÁCH CÁC LOÀI THUỘC NHÓM 1:
I. Lớp động vật có vú
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
I | LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ | MAMMALIAS |
1. | Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung hoa – Sousa chinensis) | Delphinidae |
2. | Họ cá heo chuột (tất cả các loài) | Phocoenidae |
3. | Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài) | Platanistidae |
4. | Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài) | Balaenopteridae |
5. | Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài) | Ziphiidae |
6. | Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài) | Physeteridae |
II. Lớp cá xương
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
II | LỚP CÁ XƯƠNG | OSTEICHTHYES |
7. | Cá chình mun | Anguilla bicolor |
8. | Cá chình nhật | Anguilla japonica |
9. | Cá cháy bắc | Tenualosa reevesii |
10. | Cá mòi đường | Albula vulpes |
11. | Cá đé | Ilisha elongata |
12. | Cá thát lát khổng lồ | Chitala lopis |
13. | Cá anh vũ | Semilabeo obscurus |
14. | Cá chép gốc | Procypris merus |
15. | Cá hô | Catlocarpio siamensis |
16. | Cá học trò | Balantiocheilos ambusticauda |
17. | Cá lợ thân cao (Cá lợ) | Cyprinus hyperdorsalis |
18. | Cá lợ thân thấp | Cyprinus multitaeniata |
19. | Cá măng giả | Luciocyprinus langsoni |
20. | Cá may | Gyrinocheilus aymonieri |
21. | Cá mè huế | Chanodichthys flavpinnis |
22. | Cá mơn (Cá rồng) | Scleropages formosus |
23. | Cá pạo (Cá mị) | Sinilabeo graffeuilli |
24. | Cá rai | Neolisochilus benasi |
25. | Cá trốc | Acrossocheilus annamensis |
26. | Cá trữ | Cyprinus dai |
27. | Cá thơm | Plecoglossus altivelis |
28. | Cá niết cúc phương | Pterocryptis cucphuongensis |
29. | Cá tra dầu | Pangasianodon gigas |
30. | Cá chen bầu | Ompok bimaculatus |
31. | Cá vồ cờ | Pangasius sanitwongsei |
32. | Cá sơn đài | Ompok miostoma |
33. | Cá bám đá | Gyrinocheilus pennocki |
34. | Cá trê tối | Clarias meladerma |
35. | Cá trê trắng | Clarias batrachus |
36. | Cá trèo đồi | Chana asiatica |
37. | Cá bàng chài vân sóng | Cheilinus undulatus |
38. | Cá dao cạo | Solenostomus paradoxus |
39. | Cá dây lưng gù | Cyttopsis cypho |
40. | Cá kèn trung quốc | Aulostomus chinensis |
41. | Cá mặt quỷ | Scorpaenopsis diabolus |
42. | Cá mặt trăng | Mola mola |
43. | Cá mặt trăng đuôi nhọn | Masturus lanceolatus |
44. | Cá nòng nọc nhật bản | Ateleopus japonicus |
45. | Cá ngựa nhật | Hippocampus japonicus |
46. | Cá đường (Cá sủ giấy) | Otolithoides biauratus |
47. | Cá kẽm chấm vàng | Plectorhynchus flavomaculatus |
48. | Cá kẽm mép vẩy đen | Plectorhynchus gibbosus |
49. | Cá song vân giun | Epinephelus undulatostriatus |
50. | Cá mó đầu u | Bolbometopon muricatum |
51. | Cá mú dẹt | Cromileptes altivelis |
52. | Cá mú chấm bé | Plectropomus leopardus |
53. | Cá mú sọc trắng | Anyperodon leucogrammicus |
54. | Cá hoàng đế | Pomacanthus imperator |
126. | Rong tóc tiên | Bangia fuscopurpurea |
III. Lớp cá sụn
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
Ill | LỚP CÁ SỤN | CHONDRICHTHYES |
55. | Các loài cá đuối nạng | Mobula sp. |
56. | Các loài cá đuối ó mặt quỷ | Manta sp. |
57. | Cá đuối quạt | Okamejei kenojei |
58. | Cá giống mõm tròn | Rhina ancylostoma |
59. | Cá mập đầu bạc | Carcharhinus albimarginatus |
60. | Cá mập đầu búa hình vỏ sò | Sphyrna lewini |
61. | Cá mập đầu búa lớn | Sphyrna mokarran |
62. | Cá mập đầu búa trơn | Sphyrna zygaena |
63. | Cá mập đầu vây trắng | Carcharhinus longimanus |
64. | Cá mập đốm đen đỉnh đuôi | Carcharhinus melanopterus |
65. | Cá mập hiền | Carcharhinus amblyrhynchoides |
66. | Cá mập lơ cát | Carcharhinus leucas |
67. | Cá mập lụa | Carcharhinus falciformis |
68. | Cá mập trắng lớn | Carcharodon carcharias |
69. | Cá nhám lông nhung | Cephaloscyllium umbratile |
70. | Cá nhám nâu | Etmopterus lucifer |
71. | Cá nhám nhu mì | Stegostoma fasciatum |
72. | Cá nhám răng | Rhinzoprionodon acutus |
73. | Cá nhám thu | Lamna nasus |
74. | Cá nhám thu/cá mập sâu | Pseudocarcharias kamoharai |
75. | Cá nhám voi | Rhincodon typus |
76. | Các loài cá đao | Pristidae spp. |
77. | Các loài cá mập đuôi dài | Alopias spp. |
IV. Lớp hai mảnh vỏ
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
IV | LỚP HAI MẢNH VỎ | BIVALVIA |
78. | Trai bầu dục cánh cung | Margaritanopsis laosensis |
79. | Trai cóc dày | Gibbosula crassa |
80. | Trai cóc hình lá | Lamprotula blaisei |
81. | Trai cóc nhẵn | Cuneopsis demangei |
82. | Trai cóc vuông | Protunio messageri |
83. | Trai mẫu sơn | Contradens fultoni |
84. | Trai sông bằng | Pseudobaphia banggiangensis |
V. Lớp chân bụng
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
V | LỚP CHÂN BỤNG | GASTROPODA |
85. | Các loài trai tai tượng | Tridacna spp. |
86. | Họ ốc anh vũ (tất cả các loài) | Nautilidae |
87. | Ốc đụn cái | Tectus niloticus |
88. | Ốc đụn đực | Tectus pyramis |
89. | Ốc mút vệt nâu | Cremnoconchus messageri |
90. | Ốc sứ mắt trĩ | Cypraea argus |
91. | Ốc tù và | Charonia tritonis |
92. | Ốc xà cừ | Turbo marmoratus |
VI. Lớp san hô
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
VI | LỚP SAN HÔ | ANTHOZOA |
93. | Bộ san hô đá (tất cả các loài) | Scleractinia |
94. | Bộ san hô cứng (tất cả các loài) | Stolonifera |
95. | Bộ san hô đen (tất cả các loài) | Antipatharia |
96. | Bộ san hô sừng (tất cả các loài) | Gorgonacea |
97. | Bộ san hô xanh (tất cả các loài) | Helioporacea |
VII. Ngành da gai
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
VII | NGÀNH DA GAI | ECHINODERMATA |
98. | Cầu gai đá | Heterocentrotus mammillatus |
99. | Hải sâm hổ phách | Thelenota anax |
100. | Hải sâm lựu | Thelenota ananas |
101. | Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa) | Actinopyga mauritiana |
102. | Hải sâm trắng (Hải sâm cát) | Holothuria (Metriatyla) scabra |
103. | Hải sâm vú | Microthele nobilis |
VIII. Giới thực vật
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
VIII | GIỚI THỰC VẬT | PLANTAE |
104. | Cỏ nàn | Halophila beccarii |
105. | Cỏ xoan đơn | Halophila decipiens |
106. | Cỏ lăn biển | Syringodium izoetifolium |
107. | Rong bắp sú | Kappaphycus striatum |
108. | Rong bong bóng đỏ | Scinaia boergesenii |
109. | Rong câu chân vịt | Hydropuntia eucheumoides |
110. | Rong câu cong | Gracilaria arcuata |
111. | Rong câu dẹp | Gracilaria textorii |
112. | Rong câu đỏ | Gracilaria rubra |
113. | Rong câu gậy | Gracilaria blodgettii |
114. | Rong chân vịt nhăn | Cryptonemia undulata |
115. | Rong đông gai dày | Hypnea boergesenii |
116. | Rong đông sao | Hypnea cornuta |
117. | Rong hồng mạc nhăn | Halymenia dilatata |
118. | Rong hồng mạc trơn | Halymenia maculata |
119. | Rong hồng vân | Betaphycus gelatinum |
120. | Rong hồng vân thỏi | Eucheuma arnoldii |
121. | Rong kỳ lân | Kappaphycus cottonii |
122. | Rong mơ | Sargassum quinhonensis |
123. | Rong mơ mềm | Sargassum tenerrimum |
124. | Rong nhớt | Helminthodadia australis |
125. | Rong sụn gai | Eucheuma denticulatum |
126. | Rong tóc tiên | Bangia fuscopurpurea |

Nhóm II (60 loài)
Các loài thủy sản ở tình trạng sẽ nguy cấp, có giá trị cao về khoa học; kinh tế nhưng có nguy cơ đang bị suy giảm số lượng trong tự nhiên; được phép khai thác có điều kiện.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP
DANH SÁCH CÁC LOÀI THỦY SẢN THUỘC NHÓM 2:
I. Lớp Cá
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác trong năm (ngày/tháng) | Kích thước tối thiểu cho phép khai thác (Tổng chiều dài (TL) tính theo cm) |
---|---|---|---|---|
I | LỚP CÁ | |||
1. | Cá bỗng | Spinibarbus denticulatus | 1/4 – 31/8 | ≥ 50 |
2. | Cá cầy | Paraspinibarbus macracanthus | 1/4 – 31/8 | ≥ 40 |
3. | Cá cháo biển | Elops saurus | ≥ 20 | |
4. | Cá cháo lớn | Megalops cyprinoides | 1/3 – 1/6 | ≥ 20 |
5. | Cá chày đất | Spinibarbus hollandi | 1/4 – 31/8 | ≥ 30 |
6. | Cá chiên | Bagarius rutilus | 1/4 – 31/7 | ≥ 45 |
7. | Cá chiên bạc | Bagarius yarrelli | 1/4 – 31/8 | ≥ 45 |
8. | Cá chình hoa | Anguilla marmorata | 1/3 – 30/4 | |
9. | Cá chình nhọn | Anguilla borneensis | 1/3 – 30/4 | |
10. | Cá còm (cá nàng hai) | Chitala ornata | 1/5 – 30/10 | ≥ 40 |
11. | Cá còm hoa (Thát lát cườm) | Chitala blanci | 1/5 – 30/10 | ≥ 40 |
12. | Cá dảnh bông | Puntioplites bulu | 1/6 – 31/10 | ≥ 30 |
13. | Cá duồng | Cirrhinus microlepis | 1/4 – 31/8 | ≥ 30 |
14. | Cá duồng bay | Cosmochilus harmandi | 1/6 – 31/9 | ≥ 30 |
15. | Cá ét mọi | Morulius chrysophekadion | 1/5 – 31/9 | ≥ 20 |
16. | Cá he đỏ | Barbonymus altus | 1/6 – 31/9 | ≥ 30 |
17. | Cá he vàng | Barbonymus chwanenfeldi | 1/4 – 31/9 | ≥ 30 |
18. | Cá hỏa | Sinilabeo tonkinensis | ≥ 43 | |
19. | Cá hường | Datnioides microlepis | 1/4 – 31/8 | ≥ 20 |
20. | Cá hường vện | Datnioides quadrifasciatus | 1/6 – 31/8 | ≥ 20 |
21. | Cá lăng (Cá lăng chấm) | Hemibagrus guttatus | 1/4 – 31/7 | ≥ 56 |
22. | Cá lăng đen | Hemibagrus pluriradiatus | 1/4 – 31/7 | ≥ 50 |
23. | Cá măng (Cá măng đậm) | Elopichthys bambusa | 1/4 – 30/7 | |
24. | Cá măng sữa | Chanos chanos | 1/3 – 31/5 | |
25. | Cá mòi cờ chấm | Knonsirus punctatus | 1/4 – 31/8 | ≥ 20 |
26. | Cá mòi cờ hoa (Cá mòi cờ) | Clupanodon thrissa | 1/4 – 31/8 | ≥ 20 |
27. | Cá mòi không răng | Anodontosma chacunda | 1/11 – 30/1 | ≥ 10 |
28. | Cá mòi mõm tròn | Nematalosa nasus | 1/4 – 31/7 | |
29. | Cá mõm trâu | Bangana behri | 1/5 – 31/9 | ≥ 30 |
30. | Cá ngạnh | Cranoglamis bouderius | ≥ 21 | |
31. | Cá ngựa | Tor mekongensis | 1/6 – 31/10 | ≥ 30 |
32. | Cá ngựa bắc | Tor (Folifer) brevifilis | 1/4 – 31/8 | ≥ 20 |
33. | Cá ngựa nam | Hampala macrolepidota | ≥ 18 | |
34. | Cá ngựa xám | Tor tambroides | 1/4 – 31/8 | ≥ 30 |
35. | Cá rầm xanh | Sinilabeo lemassoni | ≥ 25 | |
36. | Cá sỉnh (niên) | Onychostoma gerlachi | 1/4 – 31/8 | ≥ 30 |
37. | Cá sỉnh gai | Onychostoma laticeps | 1/4 – 31/8 | ≥ 20 |
38. | Cá sủ | Boesemania microlepis | 1/4 – 31/8 | ≥ 60 |
39. | Cá thái hổ | Datnioides pulcher | 1/6 – 31/8 | ≥ 20 |
40. | Cá trà sóc | Probarbus jullieni | 1/12 – 30/1 năm sau | |
41. | Cá trèn | Ompok siluroides | 1/4 – 31/8 | ≥ 40 |
42. | Cá vền | Megalobrama terminalis | ≥ 23 | |
43. | Cá kim | Schindleria praematura | 1/6 – 31/7 | |
44. | Cá ngựa chấm | Hippocampus trimaculatus | 1/5 – 1/8 | ≥ 14 |
45. | Cá ngựa đen | Hippocampus kuda | 1/9 – 1/12 | ≥ 12 |
47. | Cá ngựa ken lô | Hippocampus kelloggi | 1/5 – 1/8 | ≥ 20 |
48. | Cá mú hoa nâu | Eninephelus fuscoguttatus | 1/3 – 1/6 | ≥ 40 |
49. | Cá đù đầu lớn | Collichthys lucidus | 1/1 – 30/4 | ≥ 10 |
II. Giáp Xác
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Thời gian cấm khai thác trong năm (ngày/tháng) | Kích thước tối thiểu cho phép khai thác (Tổng chiều dài (TL) tính theo cm) |
---|---|---|---|---|
II | GIÁP XÁC | |||
50. | Cua đá | Gecarcoidea lalandii | ≥ 7* | |
51. | Cua hoàng đế | Ranina ranina | ≥ 10* | |
52. | Tôm hùm bông | Panulirus ornatus | 1/4 – 30/5 | |
53. | Tôm hùm đá | Panulirus homarus | 1/4 – 30/5 | |
54. | Tôm hùm đỏ | Panulirus longipes | 1/4 – 30/5 | |
55. | Tôm hùm kiếm ba góc | Linuparus trigonus | 1/4 – 30/5 | |
56. | Tôm hùm lông đỏ | Palinurellus gundlachi wieneckii | 1/4 – 30/5 | |
57. | Tôm hùm sen | Panulirus versicolor | 1/4 – 30/5 | |
58. | Tôm vỗ biển sâu | Ibacus ciliatus | 1/4 – 30/5 | |
59. | Tôm vỗ dẹp trắng | Thenus orientalis | 1/4 – 30/5 | |
60. | Tôm vỗ xanh | Parribacus antarcticus | 1/4 – 30/5 |
Chung tay bảo vệ môi trường biển
550 triệu tấn
Tổng công suất của hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển đang hoạt động
5.600 tấn rác thải dầu khí
Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý.
3 triệu tấn chất thải rắn
Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.
11% rạn san hô bị phá hủy
Tài nguyên thiên nhiên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi.

Trang thông tin điện tử Bảo tồn biển Việt Nam
– Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm ngư
– Cơ quan quản lý trang tin điện tử: Cục Kiểm ngư (Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) – Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
– Chịu trách nhiệm: Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
– Tel: +84 4 6683 2408; – Fax: +84.4.3724.5410 – Email: ficen@mard.gov.vn
– Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet số 264/GP-TTĐT, cấp ngày 15/12/2010
– Khi sử dụng thông tin trên trang web này, đề nghị ghi rõ nguồn www.fistenet.gov.vn hoặc www.tongcucthuysan.gov.vn
Video & thư viện ảnh





