Danh mục các loài thủy sản kinh tế
Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân làm 2 nhóm: nhóm I (126 loài) và nhóm II (60 loài).
– Luật 18/2017/QH14 Thủy sản
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
Loài thủy sản kinh tế là gì?
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (Luật Thủy sản, 2017).




Tiêu chí để xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?
Theo quy định tại điều Điều 7, Nghị định 26/2019/NĐ-CP: Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.

Danh mục loài thuỷ sản kinh tế
Nhóm 1 (126 loài)
Các loài thủy sản ở tình trạng đặc biệt nguy cấp, có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế ở tình trạng nguy cơ tuyệt chủng cao; chỉ được khai thác để bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu và hợp tác quốc tế.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP

DANH SÁCH CÁC LOÀI THUỘC NHÓM 1:
I. Lớp động vật có vú
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
I | LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ | MAMMALIAS |
1. | Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung hoa – Sousa chinensis) | Delphinidae |
2. | Họ cá heo chuột (tất cả các loài) | Phocoenidae |
3. | Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài) | Platanistidae |
4. | Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài) | Balaenopteridae |
5. | Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài) | Ziphiidae |
6. | Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài) | Physeteridae |
VIII. Giới thực vật
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
---|---|---|
VIII | GIỚI THỰC VẬT | PLANTAE |
104. | Cỏ nàn | Halophila beccarii |
105. | Cỏ xoan đơn | Halophila decipiens |
106. | Cỏ lăn biển | Syringodium izoetifolium |
107. | Rong bắp sú | Kappaphycus striatum |
108. | Rong bong bóng đỏ | Scinaia boergesenii |
109. | Rong câu chân vịt | Hydropuntia eucheumoides |
110. | Rong câu cong | Gracilaria arcuata |
111. | Rong câu dẹp | Gracilaria textorii |
112. | Rong câu đỏ | Gracilaria rubra |
113. | Rong câu gậy | Gracilaria blodgettii |
114. | Rong chân vịt nhăn | Cryptonemia undulata |
115. | Rong đông gai dày | Hypnea boergesenii |
116. | Rong đông sao | Hypnea cornuta |
117. | Rong hồng mạc nhăn | Halymenia dilatata |
118. | Rong hồng mạc trơn | Halymenia maculata |
119. | Rong hồng vân | Betaphycus gelatinum |
120. | Rong hồng vân thỏi | Eucheuma arnoldii |
121. | Rong kỳ lân | Kappaphycus cottonii |
122. | Rong mơ | Sargassum quinhonensis |
123. | Rong mơ mềm | Sargassum tenerrimum |
124. | Rong nhớt | Helminthodadia australis |
125. | Rong sụn gai | Eucheuma denticulatum |
126. | Rong tóc tiên | Bangia fuscopurpurea |

Nhóm II (60 loài)
Các loài thủy sản ở tình trạng sẽ nguy cấp, có giá trị cao về khoa học; kinh tế nhưng có nguy cơ đang bị suy giảm số lượng trong tự nhiên; được phép khai thác có điều kiện.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP
DANH SÁCH CÁC LOÀI THỦY SẢN THUỘC NHÓM 2:
Chung tay bảo vệ môi trường biển
550 triệu tấn
Tổng công suất của hoạt động khai thác khoáng sản biển, vận tải biển với quy mô khoảng 272 bến cảng biển đang hoạt động
5.600 tấn rác thải dầu khí
Ngoài nước thải có chứa dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trên 15.000 tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23-30% là chất thải rắn nguy hại chưa được xử lý.
3 triệu tấn chất thải rắn
Hoạt động nuôi trồng thủy sản làm tăng đáng kể lượng chất thải, chủ yếu là từ phân bón và thức ăn. Với tổng diện tích nuôi tôm là hơn 600.000ha trên cả nước, hằng năm, gần 3 triệu tấn chất thải rắn thải ra môi trường.
11% rạn san hô bị phá hủy
Tài nguyên thiên nhiên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững. Cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40-60%; rừng ngập mặn mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng phục hồi.

Trang thông tin điện tử Bảo tồn biển Việt Nam
– Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm ngư
– Cơ quan quản lý trang tin điện tử: Cục Kiểm ngư (Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) – Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
– Chịu trách nhiệm: Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
– Tel: +84 4 6683 2408; – Fax: +84.4.3724.5410 – Email: ficen@mard.gov.vn
– Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet số 264/GP-TTĐT, cấp ngày 15/12/2010
– Khi sử dụng thông tin trên trang web này, đề nghị ghi rõ nguồn www.fistenet.gov.vn hoặc www.tongcucthuysan.gov.vn
Video & thư viện ảnh





