
Quy trình cứu hộ loài thuỷ sản nguy cấp quý hiếm.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản; trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao; cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo mẫu kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2019)
I. QUY TRÌNH CỨU HỘ CHUNG
Quy trình cứu hộ chung đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
b) Báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
8. Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết
không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”

II. CHI TIẾT QUY TRÌNH CỨU HỘ LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
1. Yêu cầu chung
1.1. Yêu cầu về nhân sự và vai trò của các bên liên quan
1.1.1. Yêu cầu về nhân sự
Đối với trường hợp cần có sự tham gia của các bên chuyên môn cứu hộ, một số yêu cầu về năng lực cụ thể như sau:
– Bác sĩ, nhân viên thú ý – thuỷ sản: Là người có chuyên ngành về sinh học, động vật học hoặc lĩnh vực thú ý – thuỷ sản liên quan để cứu các cá thể động vật có vú ở biển không khỏe mạnh.
– Kỹ thuật viên: Nhiên viên, kỹ thuật viên hoặc chuyên gia tham gia cứu hộ phải có kiến thức chuyên môn về công việc cứu hộ, tái thả đối với động vật có vú ở biển.
– Cán bộ, nhân viên cứu hộ tại các Khu bảo tồn biển/Vườn Quốc gia: Là những người được tập huấn, đào tạo, có kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi cho các loài động vật bị thương hoặc yếu, trong đó có các loài động vật có vú ở biển.
– Cộng tác viên: Được tham gia đào tạo, tập huấn cơ bản về phương pháp cứu hộ và tái thả các loài động vật có vú ở biển.
– Ngư dân, người dân: Người dân đi biển, người dân sống ven biển được tuyên truyền để nhận thức công tác cứu hộ, tái thả thú biển là cần thiết, góp phần duy trì quần đàn tự nhiên.

1.1.2. Vai trò của các bên liên quan
– Nhóm nhân sự địa phương như ngư dân trên tàu khai thác, người dân tại địa phương, cán bộ địa phương, cộng tác viên có thể thực hiện hầu hết các bước cứu hộ ngoài trừ một số bước kỹ thuật chuyên sâu như: gắn thẻ, theo dõi và chăm sóc trong cơ sở cứu hộ, xử lý mẫu làm tiêu bản, sử dụng thuốc thú ý – thủy sản. Trong quá trình cứu hộ, cần xin ý kiến tham vấn chuyên gia (nếu cần).
– Nhóm nhân sự có chuyên môn sâu như Bác sĩ, nhân viên thú y; Kỹ thuật viên; Nhân viên cứu hộ tại các khu bảo tồn biển/Vườn quốc gia có thể tham gia tất cả các bước, đặc biệt những bước chuyên sâu như kiểm tra tình trạng sức khỏe cá, đo nhịp tim, nhịp thở, gắn thẻ, theo dõi và chăm sóc trong cơ sở cứu hộ, xử lý mẫu làm tiêu bản, sử dụng thuốc thú ý – thủy sản…

1.2. Yêu cầu về dụng cụ, trang thiết bị
1.2.1. Trang thiết bị cơ bản có thể dễ dàng vận dụng trong điều kiện thực tế tại địa phương
Bạt che nắng mưa cứu hộ (2 – 5m2)Bạt dải trên mặt đất (2 – 5m2)Dây thừng (2 – 100m) Cáng cứu hộ (1 – 2m)Tời quay thủ công Bể hơi cao su (nếu có thể, 2 – 3m3)Kìm, dao gỡ lưới/lưỡi câu | Vải giữ ẩm cho cá Bình xịt nước hô hấp cho cá Quần áo bảo hộ cho người cứu hộ Giày, ủng, gang tay và khẩu trang bảo hộ Máy ghi hình chịu nước Xẻng cứu hộ Xeng xúc đá |
Xô đựng nước | Cây xăm đá |
Dây đai và dây dẹt | Nhiệt kế |
Khăn trải và khăn tắm, túi vải | Thảm mềm (dài 100 – 200cm, rộng 80 – 120cm) |
1.2.2. Trang thiết bị nâng cao áp dụng cho các cơ quan, bộ phân cứu hộ chuyên môn
Bơm áp lực và đường ống | Móc sắt |
Cần trục hoặc cần cẩu | Sào tre (dài 200 – 300cm) |
Thanh gỡ lưỡi câu chữ J (dài 200 – 300cm)Thanh gỡ lưỡi câu vòng xoắn (dài 200 – 300cm) | Móc cẩu, ròng rọc Thuốc thú ý thủy sản (nếu có chuyên gia) |
Ngoài ra, một số hình ảnh dụng cụ, trang thiết bị khác trong Phụ lục 3 kèm theo.
1.3. Yêu cầu về an toàn
1.3.1. Yêu cầu an toàn đối với người cứu hộ:
– Người tham gia cứu hộ cần có trang phục bảo hộ phù hợp như quần áo chống thấm nước; giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc thú biển;
– Người cứu hộ cần thiết phải nắm bắt các chuyên môn cơ bản về thú biển;
– Những người có sức khỏe yếu nên tránh tiếp xúc với cá thể mắc cạn;
– Hạn chế tiếp xúc với dịch cơ thể thú biển như dịch từ lỗ thở, máu, nước dãi…
– Cứu hộ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, lốc xoáy cần xem xét dự báo thời tiết để có kế hoạch cứu hộ phù hợp.
1.3.2. Yêu cầu an toàn đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
– Tiếp cận các loài thủy sản một cách yên tĩnh, nhẹ nhàng. Nếu di chuyển nhanh hoặc nổ máy gây tiếng ồn lớn sẽ làm loài thủy sản hoảng loạn (đặc biệt là đối với các loài động vật có vú ở biển, rùa biển, cá mập, cá đuối,…).
– Đối với các loài thú biển, rùa biển: không che hoặc chặn lỗ thở, phun nước vào gần lỗ thở để đảm bảo cá thể được thở liên tục.
– Tránh đẩy, kéo hoặc vặn vây đuôi, vây ngực hoặc mõm.
– Tránh để các cá thể cứu hộ ở nơi khô, có ánh sáng mặt trời. Tránh để tiếp xúc trực tiếp với boong tàu có máy chạy.
1.3.3. Yêu cầu xử lý thú biển an toàn đối với từng loại ngư cụ
– Trường hợp mắc câu: không quấn dây câu vào tay khi kéo cá lên; không giữ bằng cách buộc dây câu vào tàu.
– Trường hợp mắc lưới vây: không giữ lâu trong vòng vây lưới.
– Trường hợp mắc lưới rê: không giữ lâu dưới nước khi mắc lưới.
– Trường hợp mắc lưới kéo: không giữ lâu dưới nước khi nằm trong đụt lưới, có thể bị ngạt thở và chết.
1.4. Yêu cầu phối hợp giữa các bên liên quan

Một số yêu cầu tiếp nhận thông tin và phối hợp giữa các bên như sau (Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ):
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản;
- Trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có kích thước nhỏ, dễ dàng vận chuyển và sức khỏe cá thể mắc cạn được đánh giá bình thường, không thương tích, cần tiến hành vận chuyển, thả luôn về biển;
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
- Trong trường hợp cần chăm sóc, cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân.

Bạn có thể quan tâm
Ngoài dự án Bảo tồn rùa biển, VQG Côn Đảo cũng đang triển khai loại hình du lịch kết hợp với trải nghiệm thả rùa con để nâng cao nhận thức bảo vệ động vật và môi trường cho du khách. Trung bình mỗi năm có trên 450 cá thể rùa mẹ đến các bãi cát ở Côn Đảo làm tổ và đẻ trứng. Qua đó số lượng rùa con được cứu hộ, ấp nở và thả về biển khoảng 150,000 rùa con hằng năm, chiếm tới 80% tổng số trứng rùa ở các vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên cứ mỗi 1,000 rùa con được thả về biển chỉ có 1 con có thể sống sót và trưởng thành. Chính vì thế việc bảo vệ trứng rùa để tăng tỉ lệ rùa con được sinh ra rất là quan trọng.
2. Sơ đồ cứu hộ loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm
Ví dụ trường hợp Cá heo mắc cạn, các trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khác mắc cạn xử lý tương tự:

3. Các bước kỹ thuật cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cỡ lớn mắc cạn
3.1. Tiếp nhận thông tin
3.1.1. Cơ quan tiếp nhận thông tin
Khi người dân bắt gặp cá thể mắc cạn, cần thông báo cho một số cơ quan nhà nước hoặc đơn vị chuyên môn liên quan, bao gồm:
- Chi cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương (thông tin liên lạc chi tiết trong Bảng 1);
- UBND tại địa phương;
- Tổng cục thủy sản;
- Trung tâm cứu hộ: Miền Nam có trung tâm cứu hộ thuộc VQG Côn Đảo, Phú Quốc, tổ chức CBES; Miền Trung có trung tâm cứu hộ SASA Team; Miền Bắc có trung tâm cứu hộ thuộc VQG Cát Bà, Bái Tử Long…;
- Các thuỷ cung (Aquarium) như: Thuỷ cung Vinpearlland – Phú Quốc, Thuỷ cung Đầm Sen – Vũng Tàu, Thuỷ cung Vinpearl – Nha Trang…;
- Các khu bảo tồn biển đã được thành lập như: Bạch Long Vĩ, Cô Tô – Đảo Trần, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Phú Quốc và Côn Đảo;
- Viện Nghiên cứu liên quan như: Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Tài Nguyên và Môi trường biển; Viện Hải dương học…
3.1.2. Thông tin cần cung cấp
Một số thông tin cơ bản cần cung cấp cho cơ quan nhà nước hoặc đơn vị chuyên môn liên quan như:
- Địa điểm mắc cạn; Thời điểm mắc cạn;
- Loài mắc cạn: cá heo, cá voi xanh, cá xoi lưng gù, cá nhà táng, dugong;
- Số lượng, kích thước của cá thể;
- Tình trạng sơ bộ của con vật: khoẻ, yếu, bị thương…
3.2. Đánh giá sức khỏe
3.2.1. Người kiểm tra đánh giá
Khi gặp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cỡ lớn bị mắc cạn, người bắt gặp cần phải khẩn trương đánh giá sơ bộ tình trạng cá thể (sống, chết, bị thương….) để thông báo cơ quan chức năng.
Những tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và có chuyên môn cần tiếp cận kiểm tra, đánh giá sức khỏe, cụ thể như:
- Người dân có kinh nghiệm
- Bác sỹ thú y – thuỷ sản
- Nhân viên trung tâm cứu hộ, thủy cung
- Cán bộ khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia
- Cán bộ Viện nghiên cứu có chuyên môn
3.2.2. Các thông số cần đánh giá để có phương án phù hợp
– Kiểm tra phản ứng của cá thể mắc cạn thông qua các cử chỉ, hoạt động cơ thể;
- Kiểm tra màu sắc, nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế. Nhiệt độ cơ thể có thể tùy thuộc vào từng loài, cần hỏi ý kiến chuyên gia nếu có thể; – Kiểm tra miệng, hàm răng, mũi, đầu và các vết thương trên cơ thể;
- Kiểm tra miệng, hàm răng, mũi, đầu và các vết thương trên cơ thể. Cần sự hỗ trợ chuyên gia, bác sỹ thú ý nếu có thể;
– Kiểm tra nhịp thở của cá thể mắc cạn. Nhịp thở cơ thể có thể tùy thuộc vào từng loài, cần hỏi ý kiến chuyên gia, bác sỹ thú y nếu có thể;
– Kiểm tra nhịp tim của cá thể mắc cạn: Nhịp tim cơ thể có thể tùy thuộc vào từng loài, cần hỏi ý kiến chuyên gia, bác sỹ thú y nếu cóthể;
3.3. Lựa chọn phương án và tiến hành cứu hộ
Tùy thuộc vào tình trạng của cá thể mắc cạn để đưa ra các phương án cứu hộ phù hợp. Các phương án được chia ra theo 4 trường hợp sau:
- Trường hợp 1 – Cá thể sống, có thể thả luôn: Con vật khỏe mạnh, không bị thương và không có dấu hiệu bệnh tật;
- Trường hợp 2 – Cá thể sống, cần chăm sóc phục phồi: con vật tương đối khỏe mạnh, bị thương, cơ thể xây xát nhẹ. Cần tiến hành sơ cứu, vận chuyển về nơi chăm sóc hoặc chăm sóc tại chỗ;
- Trường hợp 3 – Cá thể sống, không thể phục hồi: Con vật có tình trạng sức khỏe không ổn định, bị thương nặng hoặc có dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm đối với con người và các loài khác trong môi trường tự nhiên.
- Trường hợp 4 – Cá thể đã chết, trôi dạt: Con vật đã ngừng thở hoặc cơ thể bắt đầu phân hủy trong quá trình trôi dạt. Cần lập phương án chôn cất theo phong tục tập quán tại địa phương hoặc xử lý mẫu vật làm tiêu bản phục vụ nghiên cứu, đào tạo.
3.3.1. Cá thể sống, có thể thả luôn
3.3.1.1. Kỹ thuật sơ cứu
– Luôn giữ con vật ổn định ở tư thế nằm úp tự nhiên và chú ý theo dõi nhịp thở của cá thể;
– Luôn giữ cho lỗ thở không bị che khuất và mắt không có cát;
– Luôn đặt vây bên nằm ở vị trí tự nhiên;
– Vào mùa hè, cần sử dụng bạt, màn che tạo bóng râm, để hở vây lưng và giữ ẩm;
– Vào mùa đông, cần bảo vệ con vật khỏi ảnh hưởng từ gió, che vây lưng bằng vải ướt;
– Không dùng thuốc an thần cho cá thể mắc cạn khi chuẩn bị thả về biển.
3.3.1.2. Lựa chọn địa điểm thả:
Một số tiêu chí lựa chọn địa điểm thả như sau:
- Khu vực thả gần chỗ mắc cạn để thuận lợi cho việc di chuyển, đặc biệt đối với cá thể lớn;
- Khu vực thả ít sóng gió;
- Khu vực thả là vùng biển mở để dễ dàng trở lại biển;
- Khu vực thả có mức triều lớn để thuận tiện cho bơi, không bị mắc cạn;
* Kỹ thuật di chuyển xuống nước
– Sử dụng cáng chuyên dụng khiêng, di chuyển cá thể mắc cạn, không lăn hay nắm đuôi con vật để kéo, không thắt chặt dây thừng vào đuôi hay bất cứ bộ phận cơ thể nào của con vật;
– Đối với cá thể có kích thước nhỏ, có thể được chở trên boong của tàu đánh cá và được thả tại một địa điểm thích hợp ở xa bờ;
A. Kỹ thuật thả ra biển
– Gắn thẻ định danh và ghi chép thông tin con vật trong một số trường hợp cần theo dõi, nghiên cứu khoa học.
– Nâng giữ con vật ở dưới nước cho tới khi con vật có thể tự nâng cơ thể;
– Hướng đầu con vật ra biển để chúng tự động bơi ra khơi;
– Luôn giữ phần lưng hay các phần bị nắng chiếu vào của con vật ẩm ướt;
– Đảm bảo con vật ổn định trước khi thả;
– Luôn thả các cá thể mẹ và con non ở cạnh nhau;
– Nếu con vật không thể tự giữ tư thế nằm úp, thẳng, hít thở bình thường, đánh giá lại tình hình và cân nhắc việc nuôi giữ tái thả.
– Hình ảnh minh họa một số bước trong phụ lục kèm theo.
* Trường hợp cứu hộ thú biển mắc cạn tập thể
– Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và thể trạng từng cá thể thú biển để xác định và phân loại: Tỉnh táo; Phản ứng yếu; Không phản ứng; Đã chết.
– Ưu tiên thứ nhất: tái thả ngay lập tức những cá thể còn sống, khỏe mạnh, tỉnh táo và ở gần vùng có nước hơn. Nên tái thả theo từng nhóm và luôn tái thả cá thể mẹ và cá thể con cùng lúc, gần nhau.
– Ưu tiên thứ hai: ổn định những cá thể yếu hơn, một vài trong số này có thể cần được nuôi dưỡng một thời gian mới tái thả được. Những cá thể yếu hơn này có thể được di chuyển đến một nơi an toàn, nước nông, ngay gần khu vực đó, để chúng có thời gian nghỉ ngơi, định hướng.
– Ưu tiên thứ ba: Xử lý con vật sắp chết và đã chết.

BẠN CÓ BIẾT?
Chương trình bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của bảo tồn biển.
VQG Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Quần thể rùa xanh về đẻ trứng tại Côn Đảo là một trong những quần thể rùa xanh lớn của khu vực Đông Nam Á. Vườn quốc gia Côn Đảo được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.

3.3.2. Cá thể sống, cần chăm sóc phục hồi
3.3.2.1. Vận chuyển về nơi chăm sóc
* Khu vực có cơ sở chăm sóc:
– Kiểm tra thông tin các cơ sở chăm sóc động vật thủy sản ở gần khu vực mắc cạn, xây dựng phương án vận chuyển phù hợp và các dụng cụ, phương tiện xe cần thiết.
– Liên hệ với cơ sở chăm sóc và chính quyền địa phương để được đồng thuận và có giấy tờ phù hợp theo quy định của nhà nước về việc bảo tồn, cứu hộ loài nguy cấp, quý, hiếm.
* Khu vực không có cơ sở chăm sóc:
Sử dụng các hồ nước kín, lồng nuôi hoặc thiết kế khu vực nuôi dưỡng tạm thời ở gần khu vực mắc cạn để tiến hành theo dõi, chăm sóc. Một số lưu ý lựa chọn hồ nước kín hoặc lồng nuôi như sau:
– Tất cả các hồ nước kín hoặc lồng nuôi phải phù hợp cho các con vật nổi lên, lặn xuống và thuận tiện cho hoạt động chăm sóc;
– Độ sâu của hồ nước kín, hoặc lồng nuôi phải ít nhất bằng một nữa chiều dài cơ thể;
– Các con vật được nuôi dưỡng kéo dài hơn 06 tháng phải được nuôi dưỡng trong các hồ có độ sâu ít nhất 1,5m và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và các tư vấn của bác sỹ thú y – thủy sản.
3.3.2.2. Kỹ thuật chăm sóc phục hồi:
– Xử lý các vết thương hở hoặc kín trên cơ thể, nếu có dị vật cắm sâu vào cơ thể con vật, không nên tự ý rút ra vì có thể khiến con vật bị chảy máu nhiều, cần hỏi ý kiến của chuyên gia hoặc bác sỹ thú ý – thủy sản.
– Tiến hành sát trùng và khâu lại các vết thương hở trên cơ thể con vật (nếu có thể).
– Sử dụng hệ thống cáng bán nổi được thiết kế sẵn đối với các cá thể bị ốm nặng hoặc con non mới sinh yếu và/hoặc không thể bơi bình thường.
– Cho ăn nhiều lần tùy theo khẩu phần ăn, và khả năng tiêu thụ thức ăn của con vật. Thức ăn là các loài động vật có xương sống (cá tươi) hoặc nhuyễn thể (mực tươi) hoặc các loài chân khớp (tôm). Đồng thời, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hỗ trợ dinh dưỡng, tiêu hóa cho con vật theo hướng dẫn của Bác sĩ thú y – thủy sản.
– Kiểm soát và loại bỏ thức ăn dữ thừa trong khu vực nuôi dưỡng để hạn chế ô nhiễm và ngăn ngừa những nguy cơ mầm bệnh truyền nhiễm đối con vật và con người;
– Tiến hành đánh giá, kiểm tra khả năng phục hồi: Nếu con vật phục hồi, khỏe mạnh, có thể tiến hành tái thả; Nếu con vật vẫn còn yếu, tiếp tục tiến hành chăm sóc; Nếu cá thể không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý theo yêu cầu quy trình kỹ thuật cá đã chết (như tiểu Mục 3.4).
B. Quan sát, theo dõi sau thả và tái thả
– Duy trì việc quan sát trong thời gian dài nhất có thể sau khi tái thả (ít nhất là 2 giờ, và có thể kéo dài đến 7 ngày);
– Thông báo cho cộng đồng ven biển gần đó về hoạt động tái thả để đạt được kết quả tốt hơn trong việc giám sát và phản ứng nếu cần thiết.
– Cung cấp thông tin liên lạc cho người dân khu vực tái thả để dự phòng trường hợp con vật bị mắc cạn lần nữa.
– Với những cá thể được tái thả từ trên tàu, cần quan sát, theo dõi chúng bơi đi xa, mới di chuyển tàu về bờ.
3.3.3. Cá thể sống, không thể phục hồi
3.3.3.1. Theo dõi, chăm sóc chuẩn bị khi cá thể chết
– Kỹ thuật chăm sóc ban đầu được thực hiện như tiểu tiểu Mục 3.2.2 ở trên.
– Một số dấu hiệu của con vật không thể phục hồi như:
- (trật khớp hoặc gãy ụ sau), vết thương xuyên thấu ở ngực hoặc bụng;
3.3.3.2. Vận chuyển và xử lý xác chết
Khi cá thể đã không thể phục hồi, tiến hành xây dựng phương án xử lý xác chết (làm tiêu bản nghiên cứu, chôn cất theo nghi lễ địa phương, tiêu hủy).
* Xử lý xác chết làm tiêu bản:
– Cơ quan chức năng địa phương liên hệ với các bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học để thực hiện các khâu vận chuyển và xử lý xác chết.
– Các cơ quan liên quan đến tiêu bản cần chủ động chuẩn bị các giấy phép phù hợp để tiếp nhận, bàn giao mẫu vật theo quy định của Nhà nước.
– Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh môi trường và không truyền nhiễm bệnh nếu tiến hành mổ mẫu làm tiêu bản tại địa phương.
* Chốn cất:
– Nếu xác được thực hiện chôn cất theo nghi lễ địa phương, người dân liên hệ với chính quyền địa phương để vận chuyển về khu vực thực hiện nghi lễ thờ cúng.
– Nếu địa phương không có nghi lễ thờ cúng, tiến hành chôn cất ở khu vực phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
* Tiêu hủy:
– Tiến hành đốt tiêu hủy hoặc sử dụng vôi bột để chôn cất đối với xác cá thể đã bị phân hủy, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm.
– Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh môi trường và không truyền nhiễm bệnh nếu tiến hành tiêu hủy tại địa phương
3.3.4. Cá thể đã chết, trôi dạt
3.3.4.1. Kiểm tra thực trạng xác cá thể đã chết
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể mới chết: Cơ thể còn nguyên ven, bình thường, có thể có một vài tổn thương, da, mắt hoặc niêm mạc hơi khô và nhăn, mắt còn trong. Cần khẩn trương tiến hành thủ tục làm tiêu bản nghiên cứu hoặc chôn cất theo nghi lễ địa phương hoặc tiêu hủy nếu có dấu hiệu của mầm bệnh truyền nhiễm.
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể đã phân hủy một phần: Cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, có dấu hiệu trương phồng, bắt đầu có mùi hôi, mắt khô và teo lại. Cần liên hệ các cơ quan chức năng xử lý an toan sinh học, bảo vệ môi trường.
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể đã phân hủy nhiều: Cơ thể bị nhũn và mất hình dạng, có thể bị phân tách rồi thành từng đoạn, có mùi hôi thối. Cần khẩn trương liên hệ các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
3.3.4.2. Chuẩn bị các thủ tục
Sau khi kiểm tra thực trạng xác cá thể đã chết, tiến hành một số thủ tục như sau:
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc các bên liên quan khác (Chi cục Thủy sản, Bảo tàng, Viện nghiên cứu…) để thống nhất phương án xử lý mẫu vật;
- Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng cơ thể và khối lượng của con vật;
- Ghi chú các thông tin chi tiết về tình trạng của con vật đã chết;
- Thực hiện các phương án tiêu hủy mẫu vật phù hợp, bao gồm: (1) Chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương; (2) Tiến hành tiêu hủy nếu con vật có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm; (3) Làm tiêu bản trưng bày.
C. Xử lý xác chết
3.3.3. Cá thể sống, không thể phục hồi
3.3.3.1. Theo dõi, chăm sóc chuẩn bị khi cá thể chết
– Kỹ thuật chăm sóc ban đầu được thực hiện như tiểu tiểu Mục 3.2.2 ở trên.
– Một số dấu hiệu của con vật không thể phục hồi như:
- Thương tật nặng (trật khớp hoặc gãy ụ sau), vết thương xuyên thấu ở ngực hoặc bụng;
- Xuất huyết nhiều ở miệng, lỗ thở, lỗ sinh dục hoặc hậu môn;
- Nhiệt độ đo được tại trực tràng luôn ở mức trên 42˚C;
- Phồng rộp và bong tróc một số phần chính của bề mặt da;
- Mất phản xạ (ví dụ: lỗ thở, vòm miệng, giác mạc, bộ phận sinh dục và lưỡi rút lại)
3.3.3.2. Vận chuyển và xử lý xác chết
Khi cá thể đã không thể phục hồi, tiến hành xây dựng phương án xử lý xác chết (làm tiêu bản nghiên cứu, chôn cất theo nghi lễ địa phương, tiêu hủy).
* Xử lý xác chết làm tiêu bản:
– Cơ quan chức năng địa phương liên hệ với các bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học để thực hiện các khâu vận chuyển và xử lý xác chết.
– Các cơ quan liên quan đến tiêu bản cần chủ động chuẩn bị các giấy phép phù hợp để tiếp nhận, bàn giao mẫu vật theo quy định của Nhà nước.
– Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh môi trường và không truyền nhiễm bệnh nếu tiến hành mổ mẫu làm tiêu bản tại địa phương.
* Chốn cất:
– Nếu xác thú biển được thực hiện chôn cất theo nghi lễ địa phương, người dân liên hệ với chính quyền địa phương để vận chuyển về khu vực thực hiện nghi lễ thờ cúng.
– Nếu địa phương không có nghi lễ thờ cúng, tiến hành chôn cất ở khu vực phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
* Tiêu hủy:
– Tiến hành đốt tiêu hủy hoặc sử dụng vôi bột để chôn cất đối với xác cá thể đã bị phân hủy, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm.
– Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh môi trường và không truyền nhiễm bệnh nếu tiến hành tiêu hủy tại địa phương
3.3.4. Cá thể đã chết, trôi dạt
3.3.4.1. Kiểm tra thực trạng xác cá thể đã chết
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể mới chết: Cơ thể còn nguyên ven, bình thường, có thể có một vài tổn thương, da, mắt hoặc niêm mạc hơi khô và nhăn, mắt còn trong. Cần khẩn trương tiến hành thủ tục làm tiêu bản nghiên cứu hoặc chôn cất theo nghi lễ địa phương hoặc tiêu hủy nếu có dấu hiệu của mầm bệnh truyền nhiễm.
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể đã phân hủy một phần: Cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, có dấu hiệu trương phồng, bắt đầu có mùi hôi, mắt khô và teo lại. Cần liên hệ các cơ quan chức năng xử lý an toan sinh học, bảo vệ môi trường.
– Kiểm tra, đánh giá xác cá thể đã phân hủy nhiều: Cơ thể bị nhũn và mất hình dạng, có thể bị phân tách rồi thành từng đoạn, có mùi hôi thối. Cần khẩn trương liên hệ các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
3.3.4.2. Chuẩn bị các thủ tục
Sau khi kiểm tra thực trạng xác cá thể đã chết, tiến hành một số thủ tục như sau:
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc các bên liên quan khác (Chi cục Thủy sản, Bảo tàng, Viện nghiên cứu…) để thống nhất phương án xử lý mẫu vật;
- Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng cơ thể và khối lượng của con vật;
- Ghi chú các thông tin chi tiết về tình trạng của con vật đã chết;
- Thực hiện các phương án tiêu hủy mẫu vật phù hợp, bao gồm: (1) Chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương; (2) Tiến hành tiêu hủy nếu con vật có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm; (3) Làm tiêu bản trưng bày.
3.4. Báo cáo gửi cơ quan chức năng
– Đơn vị tổng hợp báo cáo: Cá nhân, đơn vị thực hiện cứu hộ hoặc Viện Nghiên cứu
– Đơn vị tiếp nhận báo cáo: Chi cục thủy sản địa phương và Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tin thu thập: Thu thậpghi chú chi tiết và đầy đủ các thông cơ bản như địa điểm mắc cạn/cứu hộ; Thời gian ghi nhận cá thể mắc cạn; Đặc điểm nhận dạng của cá thể mắc cạn; Chiều dài và khối lượng; Tình trạng sức khỏe; Các hoạt động xử lý, cứu hộ và tái thả….
– Tổng hợp báo cáo: Lập báo cáo về hoạt động cứu hộ và tái thả được thực hiện theo tháng, quý và năm. Trong đó, báo cáo phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:
- Số lượng cá thể được tiếp nhận, tình trạng sức khỏe của con vật khi được tiếp nhận;
- Các hoạt động được thực hiện trong quá trình cứu hộ, tỷ lệ sống và khả năng phục hồi sức khỏe của con vật;
- Hình thức xử lý khi con vật bị chết, làm mẫu hoặc đã bị tiêu hủy trong quá trình cứu hộ
- Có biên bản bàn giao mẫu vật giữa các bên (nếu có).

Trang thông tin điện tử Bảo tồn biển Việt Nam
– Cơ quan chủ quản: Cục Kiểm ngư
– Cơ quan quản lý trang tin điện tử: Cục Kiểm ngư (Bộ nông nghiệp &
Phát triển nông thôn) – Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
– Chịu trách nhiệm: Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
– Tel: +84 4 6683 2408; – Fax: +84.4.3724.5410 – Email: ficen@mard.gov.vn
– Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet số 264/GP-TTĐT, cấp ngày 15/12/2010
– Khi sử dụng thông tin trên trang web này, đề nghị ghi rõ nguồn www.fistenet.gov.vn hoặc www.tongcucthuysan.gov.vn
Video & thư viện ảnh





